Xu hướng Influencer Marketing ngày càng trở nên phổ biến bởi thay vì target toàn bộ đối tượng (nằm rải rác trên các kênh khác nhau) và xây dựng mạng lưới của bạn, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian bằng cách sử dụng mạng lưới của họ.
Các thương hiệu có thể đánh giá sự khác biệt và cân nhắc lợi ích của từng nhóm Influencer so với mục tiêu kinh doanh để đưa ra lựa chọn phù hợp cho chiến dịch của mình.
Làm sao để phân loại và nhận biết được influencer thuộc nhóm nào?
Dựa trên người theo dõi, chúng ta có thể phân loại thành 5 nhóm chính gồm:
- Mega Influencer: Hơn 1 triệu người theo dõi.
- Macro Influencer: 500K – 1 triệu người theo dõi.
- Power Middle Influencer: 50K – 500K người theo dõi.
- Micro Influencer: 10K – 50K người theo dõi.
- Nano Influencer: dưới 10K người theo dõi.
Các tiêu chí lựa chọn Influener phù hợp chiến dịch marketing cho doanh nghiệp?
1. Mega Influencer: Hơn 1 triệu người theo dõi
Mega Influencer là nhóm những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong các nhóm. Mega Influencer thường là những nghệ sĩ, ngôi sao truyền hình, CEO,…Họ có lượng khán giả đông đảo và tích cực hoạt động trên các nền tảng xã hội.
Đây là điều các nhãn hàng có thể tận dụng để nâng tầm giá trị thương hiệu, tạo độ phủ sóng rộng rãi cũng như định hướng hành vi người tiêu dùng. Influencer có lượng follower càng “khủng” thì chi phí càng cao.
2. Macro Influencer: 500K – 1 triệu người theo dõi
Macro Influencer thường là các “chuyên gia” trong một lĩnh vực nhất định. Mặc dù mức độ nổi tiếng của họ không bằng Mega Influencer nhưng Macro Influencer gần gũi với fan hơn và có khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng dễ hơn.
Macro Influencer có đối tượng theo dõi đa dạng như Mega Influencer nhưng với chi phí hợp tác thấp hơn.
3. Power Middle Influencer: 50K – 500K người theo dõi
Power Middle Influencer có sự tương tác tốt và thường xuyên trao đổi với fan. Với vai trò là nhà văn, dancer, đạo diễn, huấn luyện viên yoga, blogger du lịch, hay food reviewers,… họ có khả năng thuyết phục người theo dõi thử sản phẩm hoặc tạo ra nhận diện về thương hiệu.
Bài đăng của các Power Middle Influencer có nội dung trau chuốt, chuyên nghiệp, mang đến cho khán giả cảm giác chân thực và quen thuộc. Điển hình là các Food reviewer hay Food blogger
4. Micro Influencer: 10K – 50K người theo dõi
Mặc dù lượng người theo dõi nhỏ nhưng đây là nhóm có tỷ lệ tương tác cao. Bởi vì các người theo dõi thật sự có một mối quan hệ ngoài đời hoặc là có chung một sự quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống với Micro Influencer. Chia sẻ của họ cũng là trải nghiệm thật sự của 1 người tiêu dùng bình thường nên mức độ đáng tin rất cao.
5. Nano Influencer: dưới 10K người theo dõi
Nano Influencer mang lại cho các thương hiệu phạm vi tiếp cận khiêm tốn. Đổi lại, những người mà họ tiếp cận càng có cơ hội cao để trở thành khách hàng tiềm năng bởi Nano Influencer có số lượng theo dõi ít nên việc cá nhân hoá tương tác với các follower cũng tốt hơn.
Hơn nữa, những người thuộc nhóm Nano Influencer có mức chi phí đầu tư tiết kiệm hơn tất cả các nhóm còn lại, vì vậy các thương hiệu có nguồn lực hạn chế thường muốn bắt đầu với nhóm Influencer này.